Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tổng hợp những nguyên nhân làm cho máy tính chạy chậm

1. Cấu hình quá thấp hoặc không đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của hệ điều hành:
Máy tính nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào cấu hình của máy. Đặc biệt là RAM và Chíp xử lý (CPU). Mỗi phiên bản hệ điều hành lại có yêu cầu phần cứng riêng. Do độ phổ biến của hệ điều hành Windows nên ở bài viết này Web thủ thuật máy tính chỉ đề cập đến máy tính cài hệ điều hành windows. Các hệ điều khác như Mac OS, Linux,… sẽ tạm thời không đề cập.
Thông thường khi ra mắt hệ điều hành mới Microsoft đều đưa ra thông số phần cứng tối thiểu để có thể cài đặt và sử dụng hệ điều đó (Còn gọi là System Requirements), tuy nhiên trên thực tế, chúng tôi nhận thấy, thông số này chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Để có thể sử dụng mượt mà hệ điều hành cùng các ứng dụng cơ bản (Xem phim, nghe nhạc, lướt web, soạn thảo văn bản…) cấu hình chuẩn tối thiểu nên đạt mức như sau:
Đối với máy tính cài windows XP:
  • RAM: Tối thiểu 512 MB
  • Chip CPU: Tối thiểu là dòng Pentium 4
  • Ổ cứng tối thiểu nên là 40GB (Phân vùng ổ cài win > 15GB)
Đối với máy tính cài windows Vista/7/8:
  • RAM: Tối thiểu 1GB
  • Chip CPU: Tối thiểu là dòng Dual Core
  • Phân vùng cài win > 40GB
GIẢI PHÁP: Nâng cấp máy tính cho vừa với cấu hình yêu cầu. Nếu có thêm nhu cầu về game và đồ họa, bạn nên nâng cấp thêm RAM và Card màn hình rời.
phan cung may tinh
Phần cứng máy tính không đạt yêu cầu có thể làm cho máy chậm
2. Ổ cứng máy tính có vấn đề:
+ Bad sector / Delay sector: Ổ cứng gặp tình trạng bad hoặc delay sẽ dẫn đến việc ghi dữ liệu lên các cung (sector) trên ổ đĩa gặp khó khăn hoặc không thể ghi. Đây chính là nguyên nhân làm cho máy tính dù cấu hình cao đến mấy cũng hoạt động trở nên chậm chạp như rùa bò. Trường hợp bad/delay sector rơi vào phần đầu của ổ đĩa, còn có thể làm cho máy tính bị màn hình xanh, boot lâu hoặc treo máy khi khởi động.
+ Ổ cứng hư cơ, chạm board: Bên cạnh đó nếu ổ cứng phát ra tiếng kêu to khi khởi động rất có thể ổ cứng của bạn đã bị hư cơ, thời gian đầu máy tính vẫn vào được win, nhưng sẽ chậm, về lâu dài bạn sẽ phải sớm thay thế nó.
GIẢI PHÁP: Dùng công cụ HDD Regenerator trong đĩa Hiren Boot để fix các bad/delay sector (nếu bị nhẹ) hoặc thay thế ổ cứng khác (Nếu bị nặng hơn)
3. Chíp vi xử lý (Chip CPU) quá nóng:
Thông thường hầu hết các mainboard đều có cơ chế tự động tắt nguồn khi chip CPU quá nóng, tuy nhiên vì một lý do nào đó, chức năng này không hoạt động CPU sẽ tiếp tục hoạt động mà không tự tắt. Chắc chắn rằng máy tính của bạn sẽ hoạt động rất chập chờn, treo máy và nhiều sự cố khác.
GIẢI PHÁP: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ CPU trong BIOS hoặc dùng phần mềm – Nếu ở mức dưới 70oC thì chấp nhận được, trên mức này nên kiểm tra lại FAN, keo tản nhiệt và tiến hành vệ sinh máy tính của mình
cpu qua nong
CPU quá nóng làm cho máy hay bị treo / bị tắt
4. Các nguyên nhân khác:
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân tuy ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra như: Lỗi chíp nhớ trên RAM, Chip cầu bắc/cầu nam có vấn đề, phù tụ trên mainboard, hệ thống FAN quay không đủ tốc độ, các jack cắm, cable bị lỏng lẻo… cũng làm cho máy tính đôi khi hoạt động nhưng rất chậm.
GIẢI PHÁP: Tìm đến một trung tâm sửa chữa máy tính uy tín để kiểm tra và sửa chữa.

II. Máy tính chậm do nguyên nhân phần mềm:

1. Quá nhiều ứng dụng cùng khởi động với hệ điều hành:
Nhiều người vẫn có quan niệm rằng máy tính cài nhiều phần mềm sẽ làm máy bị chậm, điều này cũng đúng nhưng chưa chính xác. Thực tế nếu ổ cứng của bạn dung lượng lớn, bạn cài bao nhiêu phần mềm cũng được, miễn là đừng để ứng dụng hoặc dịch vụ (services) của ứng dụng đó khởi động cùng với windows, thì chúng sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến bạn cả.
GIẢI PHÁP: Để kiểm tra xem các ứng dụng nào đang khởi động cùng windows hay không, bạn có thể vào RUN (Phím tắt Windows + R) gõ lệnh msconfig chuyển qua tab Startup. Kiểm tra kỹ và chọn dấu check trước những ứng dụng cần thiết, số còn lại bạn có thể bỏ qua.
ung dung khoi dong cung windows
2. Hệ điều hành chưa được tối ưu:
Thực tế có những thành phần mặc định của windows sẽ không cần thiết cho người dùng bình thường, mà chỉ góp phần làm cho máy chậm hơn. Chẳng hạn như những hiệu ứng khi click chuột, tắt mở cửa sổ, hệ thống lưu lại log của hệ điều hành, hệ thống tìm kiếm, thời gian tắt ứng dụng… Nếu được tinh chỉnh đúng cách, máy tính của bạn bảo đảm sẽ hoạt động trơn tru và nhanh hơn trông thấy.
GIẢI PHÁP: Việc tinh chỉnh, tối ưu hệ điều hành là công việc phải can thiệp vào hệ thống, yêu cầu phải có kỹ năng tốt về hệ thống, tốt nhất nếu cảm thấy tay nghề của mình chưa cao, bạn nên dành công việc này cho kỹ thuật viên của dịch vụ sửa máy tính uy tín nào đó tiến hành, như vậy sẽ đảm bảo hơn.
3. Sử dụng quá nhiều phần mềm cùng lúc hoặc phần mềm vượt quá cấu hình của máy:
Đôi khi máy tính sẽ rơi vào tình trạng quá tải do người dùng “ép” máy tính của mình hoạt động quá công suất, chẳng hạn mở quá nhiều ứng dụng cùng lúc, chạy những phần mềm vượt quá cấu hình của máy. Việc ép máy tính phải gồng mình cho nhiều ứng dụng đồng thời, không những làm cho máy tính chạy chậm, mà bản thân người dùng cũng làm việc không hiệu quả.
GIẢI PHÁP: Nên tập thói quen cái gì cần dùng hãy mở nó ra, đóng cửa sổ khi không còn dùng đến và đọc kỹ System Requirements của từng phần mềm cụ thể. Từ đó chọn ra những phần mềm phù hợp.
4. Máy tính quá nhiều file rác, file tạm dùng lâu ngày không dọn dẹp:
Khi bạn lướt web, sử dụng phần mềm hay giải nén một file RAR/ZIP… các file tạm sẽ tự động sinh ra để làm cho quá trình nhanh hơn, tuy nhiên sau đó chúng vẫn tiếp tục tồn tại ở thư mục tạm của windows, về lâu dài sẽ chiếm dụng một dung lượng không nhỏ của ổ cứng, làm cho không gian hoạt động của hệ điều hành bị thu hẹp. Gây chậm máy.
don dep o cung
Dọn dẹp ổ cứng thường xuyên làm cho máy tính nhanh hơn!
5. Các nguyên nhân khác do phần mềm:
Đôi khi, chính việc sử dụng những phần mềm không tương thích hoặc xung đột với nhau sẽ làm cho máy tính chạy chậm. Hoặc cũng có thể do phần mềm, hệ điều hành không đầy đủ, bị lược bớt các thành phần nhỏ (nhằm giảm dung lượng) cũng là nguyên nhân làm cho máy tính chậm chạp, hoạt động kém hiệu quả.
GIẢI PHÁP: Nên tham khảo kỹ ý kiến của cộng đồng mạng, hoặc kỹ thuật viên sửa chữa nhiều kinh nghiệm trước khi sử dụng hoặc cài đặt phần mềm/ hệ điều hành nào đó. Bên cạnh đó cũng nên tập thói quen sử dụng win cài chứ đừng dùng win ghost.

Cách xem cấu hình máy tính chi tiết bằng phần mềm CPU-Z

Đầu tiên bạn bạn truy cập vào địa chỉ sau để tải CPU-Z
Đối với link từ trang chủ CPUID, bạn nên chọn phiên bản chạy trực tiếp không cần cài đặt. Phiên bản này thường được nén ở định dạng ZIP. Nhìn bên tay phải của trang web bạn sẽ thấy

Cách làm muối ớt tôm Tây Ninh đơn giản

phan mem xem cau hinh may tinh 00
Sau khi tải về, bạn tiến hành giải nén. Sẽ thu được 2 file exe là cpuz_x32.exe và cpuz_x64.exe. Tùy theo hệ điều hành bạn là 32-bit hay 64-bit, hãy chạy phiên bản tương ứng
Như đã nói ở trên, nếu khi download bạn chọn dạng ZIP thì chương trình sẽ chạy trực tiếp mà không cần phải cài đặt. Ngay khi khởi động phần mềm, bạn sẽ mất vài giây để phần mềm lấy thông tin về phần cứng. Nếu ko có gì trục trặc giao diện sau khi khởi chạy thành công CPU-Z sẽ như sau:
phan mem xem cau hinh may tinh 01
Giao diện phần mềm xem cấu hình máy tính CPU-Z
Bây giờ ta sẽ tiến hành đọc thông số của các linh kiện thông qua các thẻ (tab) của phần mềm.
1. Thông tin về chip xử lý (Tab CPU):
phan mem xem cau hinh may tinh 06
Xem thông số chip CPU trên CPU-Z
Bạn nên quan tâm đến các thông số sau:
  • Name: Tên của chip xử lý – vd: Core 2 Duo E6700, Core i3 320M…
  • Code name: Tên của kiến trúc CPU hay còn gọi là thế hệ của CPU – vd: Wolfdale, Sandy Bridge, Ivy Bridge…
  • Packpage: Là dạng socket của CPU – vd: 478, 775, 1155… thông số này rất quan trọng khi bạn có ý định nâng cấp CPU của mình. Bạn không thể đem 1 chip CPU socket 775 gắn lên socket khác (1155, 478…) và ngược lại.
  • Core Speed: Đây là xung nhịp của chip CPU, hay thường được gọi là tốc độ của CPU
  • Level 2: Thông số về bộ nhớ đệm, thông số này càng cao thì CPU càng ít bị tình trạng nghẽn dữ liệu khi xử lý (hiện tượng thắt cổ chai). Một số CPU còn có bộ nhớ Level 3… số level càng lớn, kèm theo dùng lượng càng cao, cpu của bạn chạy càng nhanh.
  • Cores và Threads: đây là số nhân và số luồng của CPU. Số này thường là số chẵn và còn được biết đến với cách gọi kiểu như: CPU 2 nhân, CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…
2. Thông tin về bộ nhớ đệm của CPU (Tab Caches):
Phần này dường như không có nhiều thông tin để xem, gần như đã hiển thị hết ở Tab đầu tiên. Nên ta sẽ không đi sâu tab này.
3. Thông tin về bo mạch chủ (Tab Mainboard):
phan mem xem cau hinh may tinh 02
Xem thông số chip Mainboard trên CPU-Z
  • Manufacturer: Là tên nhà sản xuất ra mainboard – vd: Gigabyte, Asus, Foxconn…
  • Model: là model của mainboard – vd: G41MDV, 945GCM-S2C… Thông tin này rất quan trọng trong quá trình tìm kiếm driver, mà không phải mở nắp thùng máy để xem trực tiếp.
  • Chipset: Thông tin về chipset của main – vd: 945, 965, G31, G41, H61…
  • BIOS: hiển thị các thông tin về hãng sản xuất, phiên bản và ngày ra phiên bản hiện tại đang dùng của BIOS.
  • Graphic Interface: là thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, phổ biến nhất hiện nay chỉ có 2 chuẩn là AGP và PCI-Express x16
4. Thông tin về bộ nhớ RAM (Tab Memory):
phan mem xem cau hinh may tinh 03
Xem thông số RAM trên CPU-Z
  • Type: Hiển thị loại RAM (Đời RAM) đang gắn trên máy – vd: DDR, DDR2, DDR3… (tương ứng với cách gọi RAM 1, RAM 2, RAM 3…)
  • Size: là tổng dung lượng RAM đang gắn trên máy
  • Channel: Nếu hiển thị là Single tức là bạn đang gắn 1 thanh RAM hoặc main không hỗ trợ chế độ chạy kênh đôi, nếu hiện Dual là RAM đang chạy ở chế độ kênh đôi (tốc độ nhanh hơn) điều này cũng đồng nghĩa bạn đang gắn 2 hoặc nhiều thanh RAM.
  • Timings: đây là các thông số liên quan đến kỹ thuật, bạn không cần quan tâm lắm.
5. Thông tin về số lượng khe cắm RAM, nhãn hiệu, thông số của từng khe RAM (Tab SPD):
phan mem xem cau hinh may tinh 04
Xem thông số chi tiết về RAM trên CPU-Z
  • Slot #: đây là phần hiển thị số lượng khe cắm RAM, số slot càng nhiều thì bạn càng có nhiều khe cắm. Thông thường là 2 hoặc 4 khe cắm. Tương ứng với Slot #1 -> Slot #4. Mỗi khi sổ xuống chọn 1 slot, phần thông tin sẽ thay đổi tương ứng với thanh RAM đang cắm ở khe đó.
  • Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB)
  • Max Bandwidth: Đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2, sẽ ra bus của RAM hiện tại. vd: 667Mhz x 2 = 1334 >> Bus RAM là 1333 

    Sắp xếp bàn làm việc theo phong thuỷ

  • Manufacturer: Tên hãng sản xuất.
6. Thông tin về card đồ họa (Tab Graphics)
phan mem xem cau hinh may tinh 05
Xem thông chi tiết về card đồ họa VGA
  • Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi.
  • Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa, phổ biến nhất là Ati và Geforce
  • Code name: Tên của chip đồ họa đang chạy
  • Size: Dung lượng của card đồ họa (đơn vị MB)
  • Type: Kiểu xử lý – vd: 64-bit, 128-bit, 256-bit. Thông số này càng cao, card của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.
7. Thông tin về phiên bản CPU-Z và công cụ tạo bản báo cáo (Tab About)
Phần này hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm, đôi khi bạn nên tải về bản mới nhất để có thể kiểm tra chính xác hơn trên các cấu hình máy đời mới.
Ngoài ra ở phần Tools sẽ cho phép bạn xuất toàn bộ cấu hình ra file text (TXT) hoặc file dạng webpage (HTML). Phần này có lẽ thích hợp cho những bạn làm quản lý phòng máy hoặc quản trị IT trong doanh nghiệp.
Một vài điểm lưu ý:
  • Phần hiển thị thông tin đôi khi không thực sự chính xác, nhưng tỷ lệ sai rất nhỏ.
  • Một số thông tin về card màn hình, mainboard cần phải cài đặt driver trước khi kiểm tra.
  • Bài viết dựa trên kiến thức có hạn của mình. Có thể chưa hoàn chỉnh và còn nhiều sai sót, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế.
  • Mong được bạn đọc đóng góp thêm thông qua chức năng bình luận ở cuối bài viết. Chân thành cảm ơn